Vùng an toàn là gì? Vùng an toàn là “một trạng thái tâm lý mà một người cảm thấy quen thuộc, thoải mái, trong tầm kiểm soát và ít lo âu”. Khi bạn bước ra ngoài vùng an toàn, điều đó không có nghĩa là bạn nên vật lộn để đấu tranh với trạng thái lo lắng và căng thẳng liên tục. Nó chỉ đơn giản là, đề phát triển, bạn nên thử những điều mới mẻ và mở rộng vùng an toàn của mình.
Lý do khiến chúng ta cảm thấy thoải mái trong vùng an toàn là vì chúng ta không chấp nhận những mạo hiểm khi ở trong trạng thái này. Khi chúng ta sống trong vùng an toàn, chúng ta đang sống cuộc đời giống như một con hamster trên chiếc bánh xe, cứ đi mãi, đi mãi trong một vòng tròn, nhưng thực chất là vẫn ở chỗ cũ.
Nhà diễn thuyết nổi tiếng Les Brown từng nói rằng: “Nếu bạn đặt bản thân vào vị trí mà bạn phải kéo căng bản thân bên ngoài vùng an toàn, thì bạn buộc phải mở rộng nhận thức của mình”.
Học tập là việc mà chúng ta làm tốt nhất. Điều tuyệt vời nhất trong học tập là lợi ích mà chúng ta nhận được trong tất cả lĩnh vực của cuộc sống. Người thành công cố gắng tiếp tục học lập những thứ mới và mở rộng những điều mà họ đã biết.
Nếu chúng ta ngừng học tập, chỉ có một điều duy nhất mà chúng ta có thể làm là an phận với những điều mà chúng ta đã biết. Nếu chúng ta an phận với điều đó, thì chẳng có cách nào để mở mang đầu óc. Trong khi đó lại là thứ cần thiết để đi đến thành công.
Hãy tưởng tượng xem chuyện gì sẽ xảy ra nếu Bill Gates ngừng học tập và phát triển? Internet sẽ nguyên thủy hơn bây giờ rất nhiều. Nhưng vì ông theo đuổi ước mơ và tiếp tục phát triển, nên ông đã thành lập được một trong những công ty lớn nhất thế giới, và nó vẫn hưng thịnh và phát triển cho tới hôm nay.
Richard Branson – một doanh nhân nổi tiếng từng khẳng định rằng: “Khi bạn cần đưa ra những quyết định khó khăn, bạn có thể thảo luận với các doanh nhân và lãnh đạo doanh nghiệp đã giải quyết những vấn đề tương tự. Điều đó có thể mang lại hiệu quả”.
Khi cuộc sống cho chúng ta những cơ hội vô tận, thật dễ bị mất phương hướng vào những chi tiết nhỏ. Nó khiến chúng ta bỏ lỡ tầm nhìn tổng thế.
Tập trung quá nhiều vào những chi tiết nhỏ làm hạn chế khả năng nhìn ra sự gắn kết giữa mọi thứ.
Không ai có khả năng làm nhiều việc cùng một lúc. Điều này được cho là sẽ làm giảm năng suất làm việc của bạn. Những người thành công thường tập trung vào một nhiệm vụ cụ thể và làm nó bằng hết khả năng của mình.
Nói dối bản thân là một trong những thứ dễ làm nhất. Việc thừa nhận những vấn đề mà chúng ta đang gặp phải khó hơn bạn vẫn tưởng. Người thành công hiểu rằng chúng ta cần đối mặt với vấn đề.
Nhưng quan trọng là phải chấp nhận những vấn đề đang ở bên trong cuộc sống của chúng ta, chứ không phải là tránh đối mặt với chúng và nói dối bản thân về điều đó.
Steve Maraboli từng nói: “Hãy ngừng nói dối bản thân. Khi chúng ta từ chối sự thật, nghĩa là chúng ta đang từ chối cả những tiềm năng”.
Phản hồi rất quan trọng, bởi vì nó mang lại cho bạn một cái nhìn khác về tình trạng hiện tại của mình. Đôi khi, bạn không thể nhìn thấy câu trả lời đúng ngay trước mắt mình. Nhưng khi ai đó cho bạn phản hồi, bạn cũng sẽ nhìn thấy điều gì đó từ quan điểm của họ.
Có 2 kiểu người trong thế giới này: những người lãnh đạo và những người đi sau. Người thành công là những người dẫn đầu.
Người thành công không đi theo ai đó để tới vạch đích. Họ đi con đường của riêng mình để đến được nơi mà họ cần.
Quá khứ là thứ mà chúng ta không bao giờ thay đổi được, và cũng không nên thay đổi nó, bởi vì không có quá khứ, chúng ta sẽ không học được những bài học mình cần. Và chúng ta sẽ lại lặp lại những sai lầm tương tự cho tới khi chúng ta học được bài học mà cuộc sống đang cố dạy chúng ta.
Doanh nhân Shahid Khan từng phải làm công việc rửa bát với tiền công 1,20 đô/ giờ. Hoàn cảnh khó khăn đã không ngăn ông tư duy lớn. Với tài sản 3,8 tỷ đô la, hiện ông đang sở hữu Flex-N-Gate – một trong những công ty tư nhân lớn nhất ở Mỹ, Jacksonville Jaguars của NFL và câu lạc bộ bóng đá Fulham.
Ở xung quanh những người tiêu cực rất bất lợi cho thành công của bạn, bởi vì có quá nhiều tình huống mà cuộc sống ném vào chúng ta và khiến chúng ta gục ngã. Nhưng một số người lại thích tập trung vào điều này trong phần lớn cuộc sống của mình.
Khi bạn ở xung quanh những người tiêu cực đủ lâu, bạn bắt đầu nhìn mọi thứ tiêu cực và bạn bắt đầu đánh mất ước mơ của mình. Nếu bạn luôn có tư duy tiêu cực, cuộc sống sẽ trả lại cho bạn những kết quả tiêu cực.
Joel Olsteeen từng nói: “Bạn không thể kỳ vọng sống một cuộc sống tích cực nếu bạn giao du với những người tiêu cực”. Vì thế, nếu bạn mơ ước thành công, đừng tập trung vào những thứ tiêu cực mà người khác mang lại.
-st-
Vui lòng nhập email của bạn để đăng ký