Từ biệt những tư duy tiêu cực: 6 phương pháp điều chỉnh tâm niệm

Date: 01/11/2016

Trên thực tế, chúng ta có thể đương đầu với thói quen tư duy tiêu cực; cũng có thể thông qua nhận biết, kế hoạch và hành động mà cải biến thực trạng này. Khi hiểu rõ nguyên do của mặt trái tâm trạng, thay đổi phương thức nhìn nhận thế giới, thái độ chúng ta sẽ có thể tích cực hơn trong đời sống cá nhân và nghề nghiệp từ đó nhận được nhiều thứ hơn.

Tập đoàn bách tường phát

Khi hiểu rõ nguyên do của mặt trái tâm trạng, thay đổi cách nhìn thế giới, thái độ chúng ta sẽ có thể tích cực hơn trong đời sống cá nhân và mưu sinh nghề nghiệp từ đó nhận được đền đáp hậu hĩnh phong phú.

Một người sưu tầm các bài viết tự do tên Lewis Humphries đã đăng một bài trên trang lifehack.org, chia sẻ 6 cách đơn giản chấm dứt các suy nghĩ tiêu cực:

Thói quen có tiết chế
Có thể nói tư duy tiêu cực là một loại biểu hiện của sự chán nản, thông thường do bởi ngủ không đủ giấc hoặc không theo quy luật mà làm cho tình huống tệ hơn. Tư duy tiêu cực, chán nản và thiếu ngủ, sự liên hệ của 3 điều này được nhiều nghiên cứu đưa ra bằng chứng, điều tra về giấc ngủ ở Mỹ vào năm 2005 (Sleep in America Poll) cho thấy, người bị phiền muộn hoặc băn khoăn thường không ngủ đủ 6 tiếng.

Phải thay đổi loại trạng thái này, bảo đảm rằng cơ thể phải nghỉ ngơi đầy đủ, bạn nên hình thành từ từ thói quen nghỉ ngơi cho sức khỏe, sáng sớm dậy làm việc theo thời gian quy chuẩn, phải bảo đảm đêm ngủ 8 tiếng.

Ngẫm nghĩ và ghi lại các cách nghĩ tiêu cực
Vấn đề nằm ở chỗ, cách nghĩ tiêu cực thông thường rất khó đụng chạm đến hay đo đạc được chúng, cũng rất khó thông qua lý lẽ mà hóa giải được. Chúng còn có thể che đậy đi nguyên nhân thật sự của sự băn khoăn, do vậy, chúng ta cần đối mặt với những cách nghĩ này, hiểu rõ chúng hình thành như thế nào.

Có một phương pháp đối với cách nghĩ tiêu cực là viết ra – ghi chép lại. Nhanh chóng và trực tiếp viết xuống cách nghĩ trong đầu bạn, một khi diễn đạt chúng thành những dòng chữ, bạn sẽ có thể nghiền ngẫm thêm về chúng, xét thấu xuất phát điểm hình thành hoặc chỗ chung của chúng, làm như vậy sẽ khiến vấn đề quan hệ giữa người với nhau dễ giải quyết hơn.

Đừng đi sang cực đoan khi suy nghĩ vấn đề
Cuộc sống không phải là “phi hắc tức bạch” (không phải đen thì là trắng), và những ai có lí tính đều cân nhắc đến yếu tố này trong suy nghĩ thường nhật. Nhưng người dễ xuất hiện tư tưởng tiêu cực sẽ không như vậy, khi đứng trước khó khăn, họ thường dễ đi sang cực đoan, tưởng tượng ra tình huống xấu nhất. Điều này khiến người ta khó nắm bắt được những sắc thái tinh tế của cuộc sống và không thấy được sự tích cực trong bất kỳ tình huống nào.

Trong khi đối đầu với những tư duy phụ diện, điều then chốt không phải là cứ cưỡng ép chuyển hướng suy nghĩ là được. Thay vào đó, dưới bất kỳ tình huống nào bạn phải cân nhắc đến những triển vọng tích cực và tiêu cực khác nhau trong cùng một vấn đề, hãy viết và liệt kê ra để dẫn đường cho tư duy. Như vậy bạn sẽ có nhiều lựa chọn “có thể làm được” thay vì tư duy phụ diện cực đoan, mà không cần ép bản thân phải ngay lập tức thay đổi tư duy.

Nhìn thẳng vào sự thật, đừng vội xét đoán
Tương tự như vậy, cách nghĩ tiêu cực cũng sẽ khiến bạn không thể đối mặt với bất kỳ tình huống không xác định nào. Cho nên, khi bạn bị đặt vào trường hợp cấp bách mà có thể có kết quả bất lợi hay còn lạ lẫm với tình huống, bạn có xu hướng đoán trước những sự kiện tiếp theo và gán cho chúng những ý nghĩa nào đó dù không có chứng cứ. Điều đó sẽ khiến cho bạn càng trở nên tiêu cực hơn.

Loại khuynh hướng tư duy này rất dễ thay đổi thông qua hành động: gom góp những sự thật và những chi tiết có liên quan, rồi mới đưa ra phán đoán sáng suốt. Nói ví dụ, một người bạn không kịp đáp một dòng tin nhắn, có thể là điện thoại anh ta hết pin rồi, lúc hội nghị bắt đầu làm việc hoặc có thể là điện thoại ở chế độ im lặng rồi bởi vậy không có kịp nhìn thấy.

Thuận theo thời gian dần trôi, những kinh nghiệm ấy sẽ nói với bạn rằng, so với tình huống tệ nhất nảy ra trong đầu bạn, những khả năng hợp lý khác lại thường dễ xảy ra hơn.

Nhấn mạnh sự tích cực và đón nhận nó khi điều tích cực thực sự đã xảy ra
Tư duy tiêu cực thường che mờ phán đoán của bạn kể cả khi sự việc có kết quả tích cực. Điều đó sẽ làm giảm sút thành quả tích cực và rồi lại ảnh hưởng tâm trạng của bạn, hoặc là sẽ làm cho bạn không thấy bất kỳ điều tích cực nào.

Then chốt là ở sự nhận thức, hãy xem những sự xuất hiện tiêu cực chỉ là cá biệt nhất thời, chứ không phải là tình hình phổ biến mang tính mãi mãi. Hãy ngay lập tức cân bằng cách nghĩ tiêu cực bằng một suy nghĩ tích cực tương ứng, điều đó sẽ làm cho bạn hình thành thói quen tư duy từ cái nhìn rộng mở.

Làm mới cái nhìn vào hoàn cảnh, tích cực tìm kiếm ý nghĩa chính diện
Mặc dù có nhiều tình cảnh đồng thời tồn tại cả điều phụ diện và chính diện, còn có một số tình huống có thể được xem là phụ diện hoàn toàn. Đối với người dễ rơi vào tư duy tiêu cực mà nói thì tình huống này có thể là một cơn ác mộng, bởi vì điều này phù hợp với thể thức tư duy bi quan của họ, không có cách nào làm cho người ấy lập tức nhìn ra hy vọng.

Nói ví dụ, chuyến bay của bạn khởi hành chậm trễ, khiến bạn cảm thấy hoảng loạn, khi đó khó ngăn được tư tưởng tạo ra một chuỗi tình trạng phụ diện. Hãy suy nghĩ lại tình trạng đang đối mặt, rồi coi đó là một cơ hội tiềm tàng. Như vậy, thay vì để ý bản thân đã bỏ lỡ cái gì, lúc chờ máy bay tại sao bạn không nghĩ đến bản thân mình có thể làm được chuyện khác, bất luận là hoàn thành công việc hay là những bài tập vật lý trị liệu nhẹ nhàng, then chốt là thông qua tìm kiếm biện pháp giải quyết tích cực để tối ưu hóa sự xếp đặt thời gian, làm phân tán sự chú ý đến từ cách nghĩ tiêu cực.

Đời người ngắn ngủi, càng cho thấy thời gian là đáng quý, coi quý bản thân, quý tiếc từng phút giây, sẽ làm cho cuộc đời của chúng ta hướng đến sự lương thiện, đem lại hạnh phúc cho tất cả mọi người thân yêu của chúng ta và những người mà ta tiếp xúc.

Xem tin tức khác

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN TỨC BTP HOLDINGS

Vui lòng nhập email của bạn để đăng ký

Loading