LÀM SAO ĐỂ THOÁT KHỎI SỰ LƯỜI BIẾNG ?

Date: 26/04/2017

Nhưng mỗi khi bạn không muốn làm gì hết mặc dù việc đó đang rất cần được hoàn thành thì đó đều là dấu hiệu của sự yếu kém, sự trốn tránh. Đôi khi bạn cảm thấy lười vì không muốn phải đối mặt với điều gì đó. Hoặc có thể bạn cảm thấy choáng ngợp vì công việc đó đáng ra cần phải có nguyên một đội cùng làm thì mới xong chứ không phải một mình bạn. Và cũng có thể bạn lười chỉ vì muốn được yên tĩnh, không muốn bị làm phiền bởi bất cứ điều gì. Dù là trong bất cứ trường hợp nào thì cũng đều do bạn không muốn làm.

lươi bieng

blog

PHẦN 1: RÈN LUYỆN TRÍ NÃO

  1. Tìm hiểu nguyên nhân. Mối khi bạn bắt đầu cảm thấy lười, hãy dừng lại một chút và suy nghĩ xem chuyện gì đang xảy ra thực sự. Sự lười biếng là một triệu chứng chứ không phải là vấn đề riêng của mình. Nguyên nhân bạn thiếu động lực là gì? Bạn có thấy mệt mỏi, thấy choáng, sợ hãi, đau đớn hay chỉ đơn giản là thấy tẻ nhạt, vô vị. Rất có thể những vấn đề khó khăn đó lại nhỏ bé hơn bạn nghĩ và bạn có thể vượt qua một cách dễ dàng. Dù là lý do gì đi nữa, hãy cố gắng hết sức để tìm ra. Trong hầu hết các trường hợp, đó thường là một vấn đề cụ thể hoặc 1 chi tiết nào đó. Tìm ra nguyên nhân thì bạn mới giải quyết được vấn đề và chỉ như vậy, thì bạn mới đối phó được với nó.
  2. Tập trung vào vấn đề thực tế. Hãy bắt đầu suy nghĩ về nguyên nhân của sự lười mình ở bản thân, phải thật tập trung. Có thể nó chưa phải là cách khắc phục bạn thực sự tìm kiếm nhưng sẽ là giải pháp lâu dài.
  • Nếu bạn đang mệt mỏi, hãy dành một chút thời gian để thư giãn. Ai cũng cần có khoảng thời gian nghỉ ngơi.
  • Nếu bạn đang bị rối bời, hãy ngừng lại một chút. Hãy đơn giản hóa mọi vấn đề, bạn có thể chia vấn đề thành từng phần nhỏ hơn. Sau đó lên danh sách và cho các việc cần ưu tiên làm trước lên đầu và giải quyết từ từ.
  • Nếu bạn sợ vậy thì nghĩ xem bạn đang sợ điều gì? Rõ ràng đây chính là điều bạn muốn làm từ rất lâu, hãy suy nghĩ theo chiều hướng tích cực như thế. Hãy nghĩ tới kêt quả, mục tiêu,… để khiến cho sự sợ hãi của bạn không còn nữa.
  • Nếu bạn cảm thấy đau đớn, thời gian có thể sẽ là câu trả lời. Đau khổ, buồn bã, tất cả những cảm xúc tiêu cực đó sẽ không thể xóa tan ngay được, chúng cần có thời gian để được chữa lành. Giảm bớt áp lực bản thân đi sẽ giúp bạn xóa tan tổn thương và có thể đó là chất xúc tác cho sự thay đổi của bạn.
  • Nếu bạn đang cảm thấy tẻ nhạt, hãy làm điều gì khác để thay đổi thói quen của mình. Điều gì sẽ khiến bạn phấn chấn hơn: âm nhạc, ẩm thực, du lịch, bạn bè,… hãy tích cực làm nhiều những điều liên quan tới sở thích của bạn và thay đổi hàng ngày sẽ làm cuộc sống của bạn bớt vô vị hơn.
  1. Ngăn nắp. Bất cứ một sự lộn xộn nào xung quanh bạn – ngay cả khi chỉ là thị giác – cũng làm tụt cảm xúc và ảnh hưởng đến động lực của chúng ta. Vậy nên, nếu có thể sắp xếp gọn gàng bất cứ điều gì thì hãy sắp xếp. Dù là bàn học, bàn làm việc hay toàn bộ ngôi nhà, thói quen của bạn, hãy sắp xếp hết. Tất cả những gì chúng ta nhìn thấy đều lưu lại trong tâm trí chúng ta dù chúng ta không có ý định ghi nhớ, nhất là khi bạn thấy điều đó thường xuyên.
  2. Làm chủ bản thân. Đôi khi hành vi dẫn đến suy nghĩ và đôi khi ngược lại, suy nghĩ dẫn đến hành vi. Thoát ra khỏi những suy nghĩ nội tâm tiêu cực sẽ là cách để bạn thay đổi. Đừng có những suy nghĩ “Mình thật lười biếng!” “Mình thật vô dụng!” nữa. Bằng bất cứ giá nào cũng phải ngăn chặn những duy nghĩ đó lại trong tâm trí bạn vì chỉ có bạn mới làm chủ đầu óc mình. Mỗi khi bạn làm điều gì đó nhưng chưa thật hoàn hảo thì hãy nghĩ rằng, “đây mới chỉ là bắt đầu, bây giờ mới là lúc làm thật sự!”. Bạn sẽ thấy tinh thần bạn như vừa được kéo dây cót vậy.
  3. Tập luyện “chánh niệm”. Chánh niệm là một là sự tỉnh giấc, không quên niệm, biết rõ những gì phát sinh ngay trong mỗi giây phút của hiện tại, bây giờ và ở đây. Nhiều người trong chúng ta rất ít khi dừng lại và ngửi thử mùi hương của một đóa hồng. Chúng ta chỉ mong ăn những bữa ăn ngon, rượu ngon và rồi đi ngủ với cái bụng no căng. Chúng ta cứ luôn suy nghĩ về những điều tuyệt vời trong tương lai thay vì sống trọng vẹn những khoảng khắc tuyệt vời không ngay ở hiện tại. Nếu lúc nào đó bạn cứ nghĩ mãi về quá khứ hay cứ mơ tưởng về tương lại, hãy nhanh chóng kéo trí óc về lại hiện tại. Cho dù xung quanh có đang như thế nào đi nữa, hãy trở về thực tại và thưởng thức cuộc sống của mình. Đôi khi dừng lại một chút và sống chậm lại có thể giúp bạn lấy lại năng lượng và biết cách tận dụng những lợi thế của mình để giải quyết sự việc.
  4. Suy nghĩ về lợi ích. Bạn đã trở về hiện tại và điều cần làm là hãy làm gì để hiện tại có thể tốt hơn. Hãy nghĩ xem thay vì nằm lười biếng trên giường mỗi sáng, bạn lại thức dậy sớm hơn, vận động thể thao một chút, ăn một bữa sáng thật ngon và bắt tay vào làm việc? Và sẽ ra sao nếu bạn làm như vậy trong suốt 6 tháng. Chắc chắn sẽ mang lại kết quả tuyệt vời. Hãy để những suy nghĩ tích cực này xâm chiếm trí óc của bạn và khi bạn nhận ra mọi thứ đã trở thành thói quen thì tất cả đã khác hơn, đã thay đổi một cách tích cực.

PHẦN 2: TĂNG TỐC

  1. Bật khỏi gường. Đừng trễ nãi mỗi khi chuông đồng hồ reo nữa, mà hãy bật dậy ngay lập tức. Nếu muốn có thêm chút thời gian ngủ buổi sáng, hãy chuẩn bị mọi thứ từ tối hôm trước. Việc của sáng hôm sau là thức dậy, vệ sinh cá nhân, có thể ăn sáng ở nhà hoặc ăn ở ngoài và bắt đầu công việc ngay lập tức.
  2. Đặt mục tiêu. Bằng cách đặt một mục tiêu nào đó bạn chưa làm được thì bạn sẽ có một điều gì đó đáng mong chờ. Chọn những mục tiêu thực sự có hứng với bạn để bạn có thể theo đuổi dài lâu và có nhiều động lực hơn. Mục tiêu lớn hay nhỏ đều được, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên và nhất là phải có thời hạn để bạn không trì hoãn hay kéo dài thời gian hoàn thành.
    lam sao thoat khoi su luoi bieng
  • Bạn cũng có thể đặt mục tiêu mỗi ngày, sẽ tiện hơn nếu bạn có nhật ký và ghi chép lại hằng ngày để tự nhìn lại và rút kinh nghiệm cho bản thân.
  • Bạn cũng có thể thêm các hình ảnh vào mỗi mục tiêu của mình để tạo thêm động lực và hứng thú.
  1. Tạo một “checklist”. Với một mục tiêu hoàn toàn, hãy đánh dấu √ để kiểm tra tiến trình của mình thường xuyên. Hãy copy bản mục tiêu ra và đặt chúng ở mọi nơi để bạn có thể đánh dấu và kiểm trathiết bị mầm non hàng ngày. Khi thấy dấu được đánh nhiều hơn, bạn thường sẽ không muốn dừng lại có ý chí hơn vì bạn sẽ cảm thấy rất thất vọng nếu mình không thể hoàn thành.
  2. Thường xuyên xem lại tầm quan trọng và giá trị của mục tiêu. Đôi khi khó khăn hoặc trở ngại sẽ xảy đến với bạn khi đang thực hiện mục tiêu. Những lúc này, hãy nghĩ lại, tại sao mình muốn làm điều này, liệu mình có thể từ bỏ, có phải mình đang đi đúng hướng, liệu có phải bạn đã đặt mục tiêu quá khó …? Đừng để sự lười nhác trỗi dậy và khiến bạn kết thúc tất cả.
  3. Tự nhắc nhở bản thân rằng mình có thể làm được. Hành động sẽ thay đổi tất cả. Những khi bạn chợt muốn dừng lại vì mệt mỏi, đừng như vậy mã hãy nghĩ rằng người khác có thể thì mình cũng có thể, hãy bước tiếp và tin rằng mình sẽ làm được dù kết quả có thế nào thì chắc chắn bạn sẽ luôn gặt hái được vài điều.
  4. Ủi quần áo. Bạn đang nằm dài trên ghế sofa, nhìn chẳm chằm váo máy tính và ước nó có thể làm mọi việc cho mình ngay bây giờ. Đừng như vậy nữa, thay vào đó hãy tìm việc gì đó thật vớ vẩn ví dụ như ủiquần áo dù rằng quần áo không cần phải ủi. Và sau đó bạn sẽ nghĩ rằng tại sao mình lại tốn thời gian để ủi quần áo vậy? Và ngay lập tức bạn sẽ đi làm việc cần thiết. Đôi khi, chỉ cần đứng dậy và làm điều gì đó nhỏ nhặt hay thậm chí là khó khăn sẽ mở hướng đi tiếp theo cho chúng ta.
  5. Tâp thể dục. Những ích lợi từ việc tập thể dục là không thể kể hết, thật sự là như vậy, nhưng một trong những điều có ích nhất đó là giúp chúng ta cảm thấy tràn đầy sức sống suốt cả ngày. Vậy nên, hãy tập thể dục hàng ngày, dù là 15’ hay 1 tiếng.
  • Tập thể dục còn mang lại sức khỏe cho chúng ta. Vậy nên, hãy dành khoảng 150 phút mỗi tuần để tập bất cứ môn thể dục nào bạn thích.
  • Bên cạnh đó, chúng ta còn cần phải ăn uống lành mạnh. Tránh xa các loại thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dẫu mỡ không tốt,…
  1. Ăn mặc. Nghe có vẻ lạ nhưng đôi khi thay đổi cách ăn mặc thường cũng khiến bạn khác đi và có thể tạo hứng thú cho bạn. Nếu bạn không tin, hãy thử nghĩ theo cách này: Làm sao để bạn có thể hẹn hò với anh chàng có vẻ ngoài hơi hào nhoáng? Chắc chắn bạn phải bắt đầu từ thay đổi bề ngoài của mình.

PHẦN 3: HÀNH ĐỘNG

  1. Bắt đầu. Mọi thứ đều phải bắt đầu từ đâu đó. Hãy ngay lập tức bắt tay vào việc ngay sau khi đọc những dòng này chứ đừng để ngày mai mới bắt đầu. Đừng mong cuộc sống sẽ dễ tay với bạn, nó thực sự khó khăn và đôi khi là rất khó khăn. Nhưng lại rất thú vị, đầy ngạc nhiên và ngập tràn hy vọng. Tất nhiên khi mới đầu bạn sẽ gặp nhiều trở ngại như là chưa chuẩn bị tinh thần, … nhưng đừng bao trễ nãi, kéo dài lê thê mà hãy làm ngay.
  2. Không vội vã. Hãy đầu từ những điều nhỏ nhặt trước nếu quá khó khăn, đừng vội vàng làm ngay những việc khó khăn nhất. Nếu có thể thì hãy việc khó đó ra thành nhiều phần nhỏ và làm từ từ. Thường thì sự lười biếng đến từ việc bạn bị choáng ngợp bởi khối lượng công việc nên hãy áp dụng cách trên để có hiệu quả hơn.
  3. Động viên bản thân. Bạn chính là huấn luyện viên của riêng bạn, nguồn cảm hứng riêng của bạn. Bạn có thể tự nâng tinh thần bằng những lời cổ vũ cho chính mình. Nếu có thể, thì hãy hét to để chính mình cũng có thể nghe thấy và có động lực hơn.
  4. Nhờ sự trợ giúp nếu cần. Rất nhiều người tự gánh vác một đống công việc mà không dám nhờ vả ai khác. Điều này chỉ khiến họ trì hoãn công việc và kết quả không tốt. Sẽ không mất mát điều nếu bạn nhờ ai đó giúp đỡ để két quả tốt hơn nhiều lại còn không mất nhiều thời gian.
  5. Thành thật với chính mình. Hãy chỉ nghỉ ngơi một chút khi bản thân đã thực sự cảm thấy mệt mỏi chứ đừng vì một chút khó khăn đã tự cho phép mình dừng tay. Và khi nghỉ ngơi thì hãy đặt giờ để quay lại với công việc phòng khi bạn bị xao lãng và quên mất.
  6. Tự nhận xét bản thân. Bất cứ khi nào làm gì, đừng quên rằng bạn phải luôn duy trì động lực hiện có để công việc được tiếp tục mãi mãi và hoàn thành trọn vẹn. Mỗi khi kết thúc một bước nhỏ, một mục tiêu, tự nhìn lại và đánh giá bản thân đồng thời, tự cổ vũ cho chính mình để lấy lại tinh thần cho công việc tiếp theo. Bạn cũng có thể ăn mừng một chút về thành tựu mới đạt đuwọc bằng một bữa ăn nho nhỏ hay ra ngoài dạo chơi đâu đó…

PHẦN 4: DUY TRÌ ĐỘNG LỰC

  1. Tự thưởng bản thân. Những phần thưởng nho nhỏ cho mỗi công việc bạn hoàn thành sẽ là giúp bạn duy trì được công việc. Chỉ là những phần thưởng nho thôi nhxưng sẽ giúp bạn cải thiện được tinh thần và duy trì cảm hứng để tiếp tục mọi thứ dễ dàng hơn.
  2. Viết ra mục tiêu mỗi tuần. Danh sach mục tiêu hàng tuần sẽ giữ bạn tập trung và tạo động lực cho bạn. Hãy đặt danh sách này ở bất cứ đâu để bạn có thể luôn nhìn thấy và làm theo. Có thể là hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng…
  3. Không có gì là cho không. Bạn cần biết rằng, cuộc sống không cho không ai bất cứ điều gì. Bạn cần phải bỏ ra một khoản chi phí thì mới có được lợi nhuận. Bạn cần phải nỗ lực thì mới có thể thành công. Hãy đánh giá xem những lợi nhuận nào đáng để bạn bỏ ra chi phí. Liệu lấy cố gắng để đổi lấy sự không lười biếng nữa có đáng hay không?
  4. Giá trị của sự nỗ lực. Các chuyên gia đều thừa nhận rằng thành tựu của họ đều là 99% phần tram mồ hội và 1% tài năng. Không có thành công nào mà không trải qua quá trình phấn đấu bền bỉ và sự đau đớn. Hãy nghĩ đến điều đó và đừng để bản thân lười biếng trước mỗi khó khăn hay biến cố nào nữa nhé.
  5. Giữ cân bằng. Sẽ có khi gặp khó khăn, hãy để các phần thưởng giúp bạn lấy lại cân bằng và tiếp tục công việc. Những lúc như thế này, hãy ngẫm lại một chút, nhắc nhở bản thân về mục tiêu. Có thể nghỉ ngơi một thời gian, nhưng đừng chần chừ quá lâu, bạn càng bắt đầu chậm thì càng khó hoàn thành mục tiêu. Hãy bắt đầu càng sớm càng tốt, ngay khi bản thân đang có nhiều động lực và cảm hứng.
  6. Không từ bỏ. Đó là một trong những điều quan trọng để tìm thấy động lực cho bạn. Hãy luôn tự nhắc nhở bản thân về những gì đã bỏ ra, công sức, thời gian,… để không bỏ phí chúng. Bạn có thể nhờ bạn bè giúp đỡ khi cần thiết, cần nhắc lợi ích tương lai của mình

Sưu tầm.

Xem tin tức khác

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN TỨC BTP HOLDINGS

Vui lòng nhập email của bạn để đăng ký

Loading