Phở hấp dẫn người ăn vì nước dùng , được phối hợp từ nhiều loại gia vị và nguyên liệu khác nhau như quế hồi thảo quả, hành tím nước thơm lên và ninh lấy mùi. Phở Hà Nội truyền thống còn có thêm một nguyên liệu vô cùng đặc biệt đó là con sá sùng tạo nên mùi vị đặc trưng không thể lẫn đi đâu được của phở Hà Nội.
Thành phần chính của phở là bánh phở, nước dùng cùng với thịt bò hay gà cắt lát mỏng. Ngoài ra còn kèm theo các gia vị như: tương, tiêu, chanh, nước mắm, ớt… Những gia vị này được thêm vào tùy theo khẩu vị của từng người dùng.
Món phở Hà Nội trước đó cũng được hãng thông tấn CNN xếp thứ 28 trong 50 món ngon thế giới.
Bún chả được mệnh danh như một thứ “quà” đặc sản mà người Hà Nội gửi đến các vùng miền khác của Việt Nam.
Chả được tạo thành từ thịt ba chỉ hoặc nạc vai mềm ướp cùng với nước mắm, tiêu, hành khô đem nướng thành miếng chả viên và chả dẹt cho vào chén nước chấm. Nước chấm được pha chế từ nước mắm, đường, giấm, ớt, cho thêm vào đu đủ và cà rốt ngâm chua ngọt.
Khi ăn chả sẽ được xếp dưới cùng, tiếp đến là đủ đủ xanh và cà rốt, sau đó chan nước chấm đã được đun cho âm ấm và rắc chút tiêu đen vào. Đặt cạnh bát nước chấm kèm chả là đĩa bún rối và đĩa rau sống gồm xà lách, kinh giới, tía tô, húng, mùi, giá sống.
Khi ăn có thế cho thêm vài lát ớt tỏi tươi vào nước chấm rồi gắp bún vào bát cho sợ bún thấm nước mắm và thưởng thức.
Đây là món ăn được chế biến khá cầu kỳ, công phu. Nước dùng nấu từ nước luộc gà, xương lợn, cùng với tôm khô. Trứng tráng thật mỏng thái nhỏ. Giò lụa thái chỉ. Thịt gà nạc luộc chín xé nhỏ. Bên cạnh còn có ruốc tôm tơi như bông nên còn gọi là ruốc bông, củ cải khô, nấm hương…
Cho bún tươi vào tô, đặt thịt gà, trứng tráng, giò lụa… vào một góc trên mặt tô. Thêm ít rau mùi, hành hoa, rau răm thái lẫn với hành lá, điểm thêm chút hương cà cuống để tăng thêm hương vị cho món bún thang.
Tô bánh đa cua ngon phải hội tụ đủ 5 màu: màu gạch cua nâu hồng, màu bánh đa nâu sậm, màu xanh mướt của lá lốt, rau muống, hành lá, chanh; màu đỏ tươi nơi trái ớt và vàng rộm của hành khô.
Nước dùng từ xương hầm và nước cua đồng đã gạt hết bọt. Nổi phía trên nước dùng trong suốt là gạch cua nâu hồng, xôm xốp, miếng chả lá lốt xanh đậm, những mảy hành khô vàng rộm, giòn tan, những cọng rau, hành tươi xanh nõn. Tất cả hòa quyện nên hương vị riêng, khó quên cùa vùng đất cảng.
Để có món cơm cháy thơm ngon, gạo được nấu lên sao cho thật vừa nước, đủ dộ dẻo thành cơm. Khi cơm chín tới phải nhanh tay lấy hết ra chỉ để lại phần xém dưới đáy nồi, rồi tiếp tục đun, lúc này phải canh cho thật đều, tạo cháy ở khắp đáy nồi. Những miếng cháy được lấy ra khỏi nồi bẻ vừa vặn và đem phơi 2-3 nắng (hoặc sấy) cho thật khô, tránh ẩm mốc.
Khi thưởng thức cơm sẽ được chiên giòn. Nước sốt ăn kèm cơm cháy thường được làm từ thịt dê hay bò, tim, cật lợn xào với rau như hành tây, nấm rơm, cà rốt, cà chua… tạo nên sự kết hợp độc đáo cho món đặc sản cơm cháy Ninh Bình.
Miến – một loại sợi được chiết xuất từ tinh bột dong nguyên chất – sau khi rửa sạch, trần nước sôi, được trần lại vào nồi nước dùng lươn màu nâu cho miến nở, thấm độ đậm, ngọt của nước dùng rồi cho vào tô.
Có hai loại: Miến khô là thịt lươn được chiên giòn rồi xào kỹ với miến; còn miến mềm là miến nước (ninh từ xương ống lợn, xương lươn giã nát) trộn với thịt lươn hấp. Sợi miến trong, dai và giòn, không nát, thịt lươn tươi và ướp kỹ nên không thấy mùi tanh, rắc thêm ít rau răm và tương ớt lên trên.
Bún bò Huế là một trong những món ăn mang hương vị đặc trưng của xứ Huế. “Linh hồn” của món ăn này là nước lèo, được hầm từ xương lợn, xương bò với một vài loại củ. Nước lèo ngon phải trong, ngọt thanh, không mỡ màng. Gia vị chủ lực của bún bò Huế gồm mắm ruốc, sả, ớt cùng nước mắm được nêm đúng liều lượng để tạo mùi thơm phảng phất và vị ngọt đậm đà cho món ăn.
Thịt bò cho món bún bò Huế là thịt nạm, đem luộc trong nồi nước lèo đến khi chín vớt ra để nguội rồi đem xắt lát, không dày cũng không mỏng quá.
Bún bò Huế được ăn với nhiều loại rau sống: rau muống, bắp chuối bào mỏng, giá, tía tô, húng quế…
Sợi mì được làm từ bột gạo xay mịn và tráng thành từng lớp bánh mỏng, thái theo chiều ngang.
Khi ăn, bên dưới lớp mì là các loại rau sống, trên mì là thịt lợn nạc, tôm, thịt gà cùng với nước dùng được hầm từ xương lợn. Ngoài ra, còn bỏ thêm đậu phộng rang khô và giã dập, hành lá thái nhỏ, rau thơm, ớt đỏ… Nước nhưng (nước chan ăn với mì) không cần nhiều gia vị mà phải trong và có vị ngọt của bún xương lợn.
Rau sống để ăn với mì Quảng thông thường là loại rau đắng, diếp cá, rau húng, rau quế, rau cải, hành, ngò… của vùng rau Trà Quế nổi tiếng nằm ở phía Đông bắc phố cổ Hội An, làm tăng thêm hương vị của tô mì Quảng.
Cơm tấm được làm từ hạt gạo xay bị gãy nấu thành cơm. Cơm tấm thường được ăn với 4 món chính: sườn nướng, bì, chả, trứng ốp la. Đĩa cơm tấm bốc khói cùng với miếng sườn nướng vàng rượm, thơm tho, bên cạnh những sợi bì dai mềm được làm công phu từ da lợn, song song đó là miếng chả hay trứng ốp la vành tròn trắng bên ngoài, bên trong lòng đỏ vừa chín tới.
Nước dùng để chan cơm tấm là nước mắm pha có vị ngọt vừa phải và hơi sánh, không loãng như nước mắm dùng cho các món ăn khác. Ăn kèm với cơm tấm có cà chua, dưa leo xắt lát mỏng, cà rốt hoặc củ cải trắng ngâm giấm
Hiện nay do thủ tục xin công văn nhập cảnh, xin visa vào Việt Nam cho người nước ngoài đã chở nên dễ dàng hơn bao giờ hết nên du khách có cơ hội được thưởng thức các món ăn ngon của Việt Nam và quảng bá nó rộng hơn đến bạn bè thế giới.
ST.
Vui lòng nhập email của bạn để đăng ký